Phân loại và đặt tên Công lam Ấn Độ

Công Ấn Độ là một trong nhiều loài được Carolus Linnaeus miêu tả lần đầu trong tác phẩm Systema Naturae của ông năm 1758 và cho đến nay danh pháp khoa học vẫn sử danh pháp ban đầu là Pavo cristatus.[3] Danh pháp Latin của chi là Pavo. Trong tiếng Anglo-Saxon, từ pawe (danh từ "peacock" phát sinh từ đây) được tin là từ tượng thanh về nguồn gốc của loài và dựa trên tiếng kêu thông thường của loài chim này. Danh pháp loài cristatus dựa trên chiếc mào chim.[4]

Việc sử dụng sớm nhất tên loài chim này trong văn bản tiếng Anh từ khoảng năm 1300. Những biến thể chính tả gồm có pecok, pekok, pecokk, peacocke, peocock, pyckock, poucock, pocok, pokok, pokokke, và poocok giữa những tên khác. Cách viết hiện nay được xuất bản vào những năm cuối thế kỷ XVII. Chaucer (1343–1400) sử dụng từ ngữ này để chỉ một người kiêu kỳ và phô trương trong văn ví von của ông "kiêu kì như pekok" trong tác phẩm Troilus và Criseyde (quyển I, dòng 210).[5]

Trong tiếng Hy Lạp peacock được gọi là taos và được thuật lại trong tiếng Ba Tư "tavus" (như trong Takht-i-Tâvus trong tác phẩm Peacock Throne[6]). Trong tiếng Do Thái, từ tuki (số nhiều tukkiyim) được cho là có nguồn gốc từ tiếng Tamil tokei nhưng đôi khi cũng có dính dáng đến tiếng Ai Cập, từ tekh.[7][8]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công lam Ấn Độ http://www.dunedingov.com/docs/leisureservices/liv... http://books.google.com/books?id=64ogBAAAQBAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=wuotb7YyrigC http://ibc.lynxeds.com/species/indian-peafowl-pavo... http://www.rollinghillswildlife.com/animals/p/peaf... http://www.nbb.cornell.edu/neurobio/BioNB427/READI... http://si-pddr.si.edu/dspace/bitstream/10088/1193/... http://sora.unm.edu/sites/default/files/journals/a... http://sora.unm.edu/sites/default/files/journals/c... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18700500